Tiết lộ gây sốc, PSG đã thực sự đề nghị bán Neymar cho Man City
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 2, tại miền Bắc và khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh đã xảy ra 3 đợt mưa diện rộng vào các ngày 6 - 7.2, 16 - 20.2 và 22 - 26.2; các tỉnh Quảng Bình - Phú Yên xảy ra 3 đợt mưa diện rộng xảy ra vào các ngày 3 - 5.2, 7 - 14.2 và 18 - 26.2. Trong đó đợt mưa từ ngày 18 - 26.2 xuất hiện nhiều ngày mưa vừa, mưa to tại các trạm: Trà My (Quảng Nam) 92 mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 93 mm... Khu vực Tây nguyên và Nam bộ xảy ra mưa trái mùa vào ngày 12 - 14.2 và 18 - 24.2. Đáng lưu ý, đợt mưa ngày 12 - 14.2, tại Nam bộ có một số trạm có lượng mưa vượt giá trị lịch sử như: Thủ Dầu Một (Bình Dương) 132 mm, Nhà Bè 120 mm.Trong thời kỳ này, tại trạm khí tượng An Nhơn (Bình Định) đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất ngày 33,5 độ C, vượt giá trị lịch sử là 33 độ C cùng thời kỳ.Tổng lượng mưa trên khu vực Tây Bắc bộ, đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam Tây nguyên và miền Đông Nam bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 15 - 30 mm. Trong đó, tại khu vực Trung và Nam Trung bộ, miền Đông Nam bộ cao hơn từ 30 - 70 mm, có nơi cao hơn 200 mm; các nơi khác phổ biến thấp hơn từ 10 - 30 mm so với TBNN cùng thời kỳ.Cơ quan khí tượng dự báo, trong tháng 3, nắng nóng sẽ gia tăng ở khu vực Nam bộ (tập trung ở các tỉnh miền Đông) và xuất hiện cục bộ ở khu Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện một số ngày mưa rào rải rác và có nơi có giông. Nam bộ có thể xuất hiện mưa giông trái mùa.Tại miền Bắc và Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ; các khu vực khác cao hơn từ 10 - 20 mm, riêng Trung Trung bộ và Nam Tây nguyên cao hơn từ 20 - 40 mm, có nơi cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.Theo bản tin dự báo dài ngày của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong khoảng 10 ngày đầu tháng 3, TP.HCM dao động ở mức nhiệt 25 - 33 độ C. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là 33 độ C rơi vào các ngày 4 - 6.3 và 6 - 8.3.Tại TP.Cần Thơ, nhiệt độ dao động từ 24 - 34 độ C, trong đó, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C vào ngày 5.3.Nhiều du khách nước ngoài ngộ độc bánh mì ở Hội An
Tuyến tiền liệt phì đại có thể chèn ép niệu đạo và khiến nước tiểu khó đi qua hơn.
Làm mới cho áo sơ mi trắng với 1001 bản phối từ sao Việt
Ngày 8.1, UBND TP.Đà Nẵng và Tập đoàn Sun Group công bố khởi động Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 cùng chuỗi sự kiện đồng hành.Ông Huỳnh Nam Thắng, Phó chủ tịch, Tổng giám đốc Sun Group vùng miền Trung, cho biết trong hơn 1 tháng diễn ra DIFF 2024, TP.Đà Nẵng đón hơn 1,5 triệu lượt khách, tăng 60%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành trong tháng 6.2024 đạt 16.344 tỉ đồng, tăng 28,2% so với DIFF 2023."DIFF 2025 chuẩn bị kỹ về loại pháo, kịch bản và số lượng 10 đội nhiều nhất từ trước đến nay, đa dạng chương trình bên lề. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ như trợ lý ảo, app công nghệ để du khách có trải nghiệm mới mẻ", ông Huỳnh Nam Thắng nói.Theo ông Hồ Thanh Tú, Chủ tịch Hội Lữ hành TP.Đà Nẵng, với DIFF 2025, Hội Lữ hành có các kế hoạch kích cầu thông qua ngành hàng không và khách sạn với nhiều combo, thêm hoạt động ẩm thực, chuỗi sự kiện mùa hè, dịch vụ đêm để tăng trải nghiệm cho du khách…Bà Nguyễn Thị Anh Thi, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng khẳng định, DIFF là một trong những lý do giúp lượng khách đổ về Đà Nẵng không ngừng tăng lên mỗi năm. Năm 2008, năm đầu tiên cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, thành phố đón hơn 1,2 triệu lượt khách, doanh thu chỉ hơn 810 tỉ đồng.Sau 12 lần tổ chức, thành phố nâng tầm thành Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng và lượng khách 2024 do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt gần 10,9 triệu lượt, tăng trên 32% so với năm 2023, vượt 35% so với 2019 (năm trước dịch Covid-19). Doanh thu từ du lịch năm 2024 tăng lên gần 38.000 tỉ đồng."Sự tái xuất của DIFF từ 2023, sau hơn 3 năm gián đoạn do Covid-19, đã đem đến cú hích mạnh mẽ giúp du lịch Đà Nẵng khởi sắc và đạt được những dấu ấn tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Không chỉ đóng vai trò như "thỏi nam châm" hút khách, DIFF đã khẳng định được vị thế là một lễ hội đẳng cấp quốc tế, do đó UBND TP.Đà Nẵng tiếp tục đầu tư nâng tầm DIFF để Đà Nẵng xứng đáng với danh hiệu "Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á", bà Nguyễn Thị Anh Thi nói.DIFF 2025 diễn ra từ ngày 31.5 đến 12.7. Nét mới năm nay là có 2 đội đại diện cho chủ nhà Việt Nam tranh tài cùng với 8 đội quốc tế.10 đội sẽ thi đấu trong 6 đêm (đều diễn ra vào thứ bảy):Đêm 1 (ngày 31.5) có chủ đề Tinh hoa văn hóa (Legacy of culture) giữa đội chủ nhà Đà Nẵng và Phần Lan.Đêm 2 (ngày 7.6): Nghệ thuật sáng tạo (The art of creativity) – đội Z21 (Việt Nam) và Ba Lan.Đêm 3 (ngày 14.6): Hành trình kết nối (The path of unity) – đội Canada và Trung Quốc.Đêm 4 (ngày 21.6): Phát triển bền vững (Sustainable development) – đội Bồ Đào Nha và Anh.Đêm 5 (ngày 28.6): Công nghệ dẫn lối (Powered by innovation) – đội Hàn Quốc và Ý.Đêm 6 (ngày 12.7): Đón kỷ nguyên mới (The new rising era) thi đấu chung kết, gồm 2 đội xuất sắc được chọn qua 5 đêm thi trước đó.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.
TP.HCM và Nam bộ dự báo nắng nóng kéo dài cả tháng 3, rất ít có mưa
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải về việc rà soát, báo cáo nội dung phản ánh của Báo Thanh Niên liên quan đến dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Hàm Kiệm II - Bita's, trên cơ sở kết quả làm việc với các đơn vị liên quan vào ngày 24.2, Ban Quản lý các KCN Bình Thuận, cho biết theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đến nay chủ đầu tư đã chậm tiến độ quy định (năm 2012 phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy diện tích đất cho thuê). Do đó, Ban Quản lý các KCN đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương để Ban hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện trình tự thủ tục đề xuất xem xét điều chỉnh tiến độ dự án cho phù hợp với tình hình triển khai thực tế. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Ban sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát quy định hiện hành và năng lực của nhà đầu tư để tham mưu UBND tỉnh tiếp tục gia hạn tiến độ hoặc chấm dứt hoạt động dự án theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.Ban Quản lý các KCN đã yêu cầu Công ty CP Đầu tư Bình Tân là chủ đầu tư dự án có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện chi tiết để hoàn thành dự án trước ngày 31.8.2026 theo cam kết của công ty tại buổi làm việc để Ban theo dõi, giám sát việc thực hiện. Đối với phần diện tích đất khoảng 41,57 ha đã cho thuê đất trả tiền hàng năm, nhà đầu tư có nhu cầu chuyển sang thuê đất trả tiền một lần, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, hướng dẫn và giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư theo đúng quy định hiện hành. Về dự án nhà ở xã hội, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện để đảm bảo dự án triển khai theo đúng tiến độ và mục đích quy định. Về việc chuyển nhượng cổ phần giữa Công ty CP KCN Hố Nai và Công ty CP đầu tư Bình Tân, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan thuế rà soát kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các bên có liên quan, không để thất thoát nguồn thu ngân sách của tỉnh. Về tranh chấp giữa Công ty CP KCN Hố Nai và Công ty CP đầu tư Bình Tân, Ban quản lý các KCN nhận định đây là tranh chấp dân sự giữa các công ty. Tuy nhiên, việc tranh chấp này nếu không sớm được giải quyết dứt điểm sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư của tỉnh. Hiện nay, các công ty đang khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp. Do đó, trước mắt, Ban sẽ theo dõi tình hình giải quyết để đôn đốc các bên giải quyết dứt điểm trước ngày 30.4.2025. Trên cơ sở phán quyết của tòa án, Ban Quản lý các KCN sẽ đôn đốc các bên chấp hành theo bản án được tuyên, nhằm sớm đưa KCN trở lại hoạt động bình thường, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. Về tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Hàm Kiệm II - Bita's, sau khi Công ty CP đầu tư Bình Tân có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện chi tiết để hoàn thành dự án trước ngày 31.8.2026 theo cam kết, Ban Quản lý các KCN sẽ có báo cáo tổng hợp riêng, kiến nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định.